Nhà tài trợ

ICCO
mcknight
CC
BROT

Giới thiệu

  • Trung tâm Tư vấn Quản lý Bền vững Tài nguyên và Phát triển Văn hoá Cộng đồng Đông Nam Á (viết tắt bằng tiếng Anh là: CIRUM) là một tổ chức phát triển được thành lập theo Quyết định số 404/QĐ/TWH, ngày 9/5/2005 của Chủ tịch Trung ương Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á Việt Nam.

    Trung tâm CIRUM đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc với trên 19 các cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam và với các nước trong tiểu vùng Mekong trong những năm gần đây. Các vấn đề Trung tâm CIRUM quan tâm là quyền tiếp cận, quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất, rừng, tôn trọng luật tục, kiến thức và tri thức bản địa, và những giá trị văn hoá truyền thống của các cộng đồng sống phụ thuộc vào đất, rừng.
     
    Với tầm nhìn dài hạn dựa vào mối quan tâm thực tiễn của các cộng đồng dân tộc thiểu số và các cộng đồng bị ảnh hưởng bới các chương trình đầu tư và phát triển, Trung tâm CIRUM xây dựng các chiến lược hợp tác đối tác đa dạng và đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn cao. Kết quả này cùng với sự ủng hộ và tư vấn của Hội đồng Trung tâm, chúng tôi đã mang lại sự thay đổi đáng kể. Đó là Luật Lâm nghiệp 2017 đã công nhận quyền cộng đồng các dân tộc thiểu số đối với các rừng truyền thống (rừng thiêng, rừng nguồn nước và rừng sử dụng chung của cộng đồng). Những khu rừng truyền thống này được đưa vào tiêu chí phân loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Trên cơ sở này mọi quyền lợi của cộng đồng đều được hưởng lợi một cách công bằng với các chủ rừng khác.
     
    Định hướng các năm tới, chúng tôi tập trung vào hỗ trợ và tư vấn cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các chương trình đầu tư và phát triển. Chúng tôi xây dựng các chiến lược mới trong hợp tác đối tác cấp khu vực Mekong để cùng nhau hỗ trợ nghiên cứu bằng chứng, nâng cao năng lực tổ chức cộng đồng, các kiến thức pháp luật và tư vấn luật, góp phần cải thiện chính sách và ổn định cuộc sống của các cộng đồng bị ảnh hưởng.
     
    Mục đích
    Các cộng đồng dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào tài nguyên đất, rừng được đảm bảo quyền lợi  và hưởng lợi hợp pháp các nguồn tài nguyên đất, rừng.  
     
    Tầm nhìn
    Một xã hội và môi trường sống hài hoà giữa lợi ích của con người và thiên nhiên, tôn trọng những giá trị bản địa và con người bản địa.
    Một xã hội nơi mà nguồn tài nguyên thiên nhiên được quản trị một cách minh bạch, bền vững và nơi mà các cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo có thể tiếp cận, tự quản lý và được hưởng lợi công bằng từ các nguồn tài nguyên của chính họ.
    Các cộng đồng bị ảnh hưởng có thể chung tay, chung lòng, chung sức và kết nối để chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ quyền hợp pháp và hợp lệ của mình đối với nguồn tài nguyên đất, rừng của chính họ.
     
    Các nguyên tắc
    Nhất quán: Chúng tôi làm những gì chúng tôi nói
    Dựa vào bằng chứng: Chúng tôi sử dụng các mô hình bằng chứng đã được xây dựng tại các cộng đồng và hỗ trợ triển khai các nghiên cứu thực tiễn để phát triển một mạng lưới người dân đủ mạnh và đủ năng lực để họ tự quyết định các vấn đề của chính họ.
    Tôn trọng giá trị kiến thức bản địa và người bản địa: Chúng tôi hợp tác với đa dạng các đối tác phù hợp để tập trung hỗ trợ các cộng đồng dân tộc thiểu số, tôn trọng giá trị kiến thức bản địa và luật tục.
    Sáng kiến: Chúng tôi luôn tìm kiếm các vấn đề chiến lược, xây dựng bằng chứng để thiết kế các chương trình tương lai.
    Hợp tác đối tác: Để đạt được mục tiêu, chúng tôi tìm kiếm các đối tác hợp tác phù hợp có cùng mối quan tâm chính đáng.

    Các mục tiêu
    Chúng tôi hướng tối các cộng đồng dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào tài nguyên đất, rừng được đảm bảo quyền lợi  và hưởng lợi hợp pháp các nguồn tài nguyên đất, rừng bằng cách: 
    (1) Hỗ trợ và mở rộng mạng lưới các cộng đồng dân tộc thiểu số nhằm có được quyền hợp pháp trong sử dụng và quản lý đất, rừng, tôn trọng quyền văn hoá truyền thống ở Việt Nam và các nước trong khu vực Mekong, đảm bảo lợi ích của cộng đồng bền vững.
    (2) Nghiên cứu và tư liệu hoá các vấn đề quan tâm của cộng đồng để làm cơ sở tham vấn góp ý với các bên liên quan nhằm đảm bảo tính trách nhiệm của các bên và quyền lợi của cộng đồng
    (3) Nâng cao năng lực cho các cộng đồng địa phương trong vấn đề bảo tồn rừng, phát triển các mô hình sinh kế mang lại thu nhập bền vững;
    (4) Phát triển chiến lược tiếp cận doanh nghiệp xã hội (gọi là Nếp Xưa) và coi đây là một sản phẩm được kết hợp đồng điệu giữa CIRUM và cộng đồng, các đối tác liên minh sau nhiều năm làm việc và xây dựng nền tảng vững chắc dựa vào văn hoá bản địa và nuôi dưỡng tài nguyên thiên nhiên

    CẤU TRÚC TỔ CHỨC CIRUM


    THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
     

    Ông Lù Văn Que - Chủ tịch Hội đồng
    Ông Lù Văn Que - dân tộc Thái, huyện Mai Châu, tỉnh Sơn La. Ông là Thành viên Đoàn Chủ tịch MTTQ Việt Nam, nguyên Chủ tịch tỉnh Sơn La, nguyên Phó Chủ nhiệm UBDT, nguyên Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn MTTQ Việt Nam. Ông mong muốn được tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu chính sách dân tộc thiểu số Việt Nam và đóng góp ý kiến xây dựng chính sách.


     

    Bà Phạm Thị Sửu - Thành viên Hội đồng
    Nguyên Trưởng phòng Chính sách Dân tộc, Vụ Chính sách UBDT; Chuyên viên cao cấp. Bà sẵn sàng tham gia các hoạt động tham vấn chính sách vì sự phát triển các cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.


     

    Ông Nguyễn Văn Tiến - Thành viên hội đồng
    Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc, Văn phòng Quốc hội. Ông rất gắn bó với cộng đồng các dân tộc thiểu số và mong muốn đóng góp cho công cuộc phát triển và cải thiện các chính sách về dân tộc thiểu số.

     

    Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Thành viên Hội đồng
    Điều phối viên về vận động hành lang cho tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam. Bà có nhiều năm kinh nghiệm hợp tác với các tổ chức phát triển quốc tế và Văn phòng Chính phủ, cũng như các kĩ năng về truyền thông trong các hoạt động vận động hành lang và mạng lưới.

     

    Ông Peter King - Thành viên Hội đồng
    Quốc tịch Úc (gốc người Anh), là Chuyên gia về phát triển tổ chức. Peter có nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý dự án và phát triển tổ chức tại Châu Á và Thái Bình Dương. Ông sẵn sàng kết nối CIRUM với các đối tác quốc tế và vận động tài trợ.

     

    Bà Trần Thị Hoà - Thư kí Hội đồng
    Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam về quyền tiếp cận, quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đất, rừng, tôn trọng các giá trị bản địa, luật tục trong quản lý tài nguyên thiên nhiên ở các vùng miền núi Việt Nam. Bà sáng lập và thúc đẩy mạng lưới đất rừng tham gia quá trình tham vấn, vận động quyền hợp pháp của cộng đồng các dân tộc thiểu số đối với rừng truyền thống; thực hiện tiên phong các hoạt động vận động chính sách và hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng làm việc với các cơ quan liên quan để có được các quyền hợp pháp từ các chương trình đầu tư phát triển.