Nhà tài trợ

ICCO
mcknight
CC
BROT

Nghiên cứu và Vận động chính sách

  • Sau nhiều năm vận động, Luật Lâm nghiệp đã được thông qua năm 2017, trong đó các quyền đối với đất rừng theo luật tục của cộng đồng các dân tộc thiểu số được chính thức công nhận
  • Sau nhiều năm vận động, Luật Lâm nghiệp đã được thông qua năm 2017, trong đó các quyền đối với đất rừng theo luật tục của cộng đồng các dân tộc thiểu số được chính thức công nhận (i. Cộng đồng các dân tộc thiểu số được luật pháp công nhận là một trong các chủ thể sở hữu rừng (không có quy định này trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trước đây). Cộng đồng các dân tộc thiểu số có quyền như các chủ thể sở hữu rừng khác (như các tổ chức nhà nước, các công ty lâm nghiệp và tư nhân; ii. Cộng đồng các dân tộc thiểu số được nhận chi trả dịch vụ môi trường rừng, được thực hành tín ngưỡng gắn với rừng, được tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái. Nhà nước giúp đỡ các hoạt động tạo thu nhập từ nghề rừng, phát triển rừng bằng giống cây lâm nghiệp địa phương. Cộng đồng được sở hữu cây, sản phẩm do mình tự trồng và đầu tư; iiii. Các cánh rừng truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số (rừng thiêng, rừng ma, rừng đầu nguồn) được công nhận là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, và có thể được giao cho cộng đồng quản lý và bảo vệ. Cộng đồng các dân tộc thiểu số có quyền hợp pháp đầy đủ để tiếp cận và quản lý rừng truyền thống của mình; iv. Các hộ gia đình và cộng đồng dân tộc thiểu số có quyền hợp pháp tham gia các hoạt động lâm nghiệp để tăng cường tính minh bạch và bình đẳng giới; v. Luật tục trong giao đất giao rừng và quản lý đất rừng được chính thức công nhận).

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội chính thức công nhận CIRUM là một tổ chức khoa học công nghệ có đóng góp tích cực và hiệu quả vào việc xây dựng Luật Lâm nghiệp 2017.
    CIRUM cũng đã được Uỷ ban Nhân dân các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn và Kon Tum tặng bằng khen cho kết quả tư vấn, hỗ trợ địa phương.
    Thông qua nghiên cứu hành động và tư liệu hoá, CIRUM đã xây dựng các công cụ hiệu quả cho cộng đồng các dân tộc thiểu số để họ hiểu rõ và thực hành quyền đất rừng, và cho chính phủ để thực hiện luật tốt hơn. Xem thêm chi tiết trong mục Tư liệu của CIRUM (http://cirum.org/vn/tu-lieu.html).
     
    Cách thức tiếp cận của chúng tôi:
    CIRUM vận động chính sách trên cơ sở các bằng chứng vững chắc, sinh động và bảo đảm tính đại diện vùng, miền, dân tộc.
    (1) Với tiếp cận Nghiên cứu Hành động: CIRUM gắn kết với các cộng đồng, đào tạo phương pháp nghiên cứu hành động để đại diện cộng đồng có thể thu thập bằng chứng về tri thức và quyền sử dụng, quản lý đất rừng theo luật tục và tác động của các chương trình phát triển đối với việc sử dụng đất rừng ở cấp cơ sở;
    (2) Việc xác định các bằng chứng kết hợp với đào tạo kiến thức và phương pháp vận động cho cộng đồng để họ vận dụng cách tiếp cận quyền theo luật pháp một cách an toàn; 
    (3) Góp ý xây dựng chính sách: Chúng tôi kết hợp nghiên cứu bàn (desk review) với nghiên cứu hành động để xác định các khía cạnh cần cải thiện trong luật và chính sách, giúp các cán bộ nhà nước và nhà đầu tư thực hiện tốt hơn luật và chính sách, bảo đảm quyền lợi chính đáng của cộng đồng.
     
    Trọng tâm của chúng tôi trong tương lai:
    (1) Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các cộng đồng trong Mạng lưới Đất rừng ở Việt Nam thông qua nghiên cứu và đào tạo cách thu thập bằng chứng cần thiết để vận động cho các quyền đất rừng theo luật tục;
    (2) Chúng tôi phát triển hợp tác với các đối tác ở Việt Nam và các nước trong khu vực để cùng giải quyết các vấn đề từ các chương trình phát triển quy mô lớn trong vùng Mê Kông;
    (3) Chúng tôi sẽ thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm thực hiện Luật Lâm nghiệp giữa các cộng đồng, giữa đại diện cộng đồng với các nhà lập định chính sách, cán bộ nhà nước, các tổ chức dân sự và tổ chức cộng đồng;
    (4) Chúng tôi sẽ dùng bằng chứng để hỗ trợ Nhà nước phát triển và thực hiện các luật và chính sách quản lý đất, rừng theo hướng tôn trọng các quyền truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số.
     
    Để có thêm thông tin, xin mời liên hệ quản lý Chương trình hợp tác vùng: ông Phạm Văn Dũng, email: pvdung@cirum.org

Các chương trình khác