Nhà tài trợ

ICCO
mcknight
CC
BROT

Chi tiết thông tin

Quản lý rừng cộng đồng với bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên
Tác giả: CIRUM & CODE
Ngày đăng:
Trang:
Người đăng:
Từ khóa:
Tóm tắt:
Hiện tại và trong những năm tới, nguy cơ mất rừng, suy thoái rừng tự nhiên ở Tây Nguyên vẫn đang hiện hữu và có xu hướng gia tăng do áp lực cơ chế thị trường thúc đẩy chuyển đổi đất rừng tự nhiên sang trồng cây công nghiệp (đặc biệt là phát triển mì/sắn công nghiệp), sang sử dụng mục đích phi nông nghiệp (đặc biệt là đô thị, khu công nghiệp, khai khoáng), nhu cầu đất đai cho gia tăng dân số, giải quyết thiếu đất sản xuất (đến năm 2014 số hộ thiếu đất sản xuất còn cao hơn năm 2004 khi chưa thực hiện chương trình hỗ trợ đất sản xuất 132, 134, 1592…). Diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng đồng nghĩa với không gian văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên bị thu hẹp, ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa, nhân văn, tâm linh. Văn hóa buôn làng gắn với rừng ở nhiều nơi biến mất, “hồn thiêng” núi rừng Tây Nguyên bị vi phạm. Với những diễn biến phức tạp và không ổn định của tình hình chính trị ở Căm Pu Chia và sự hiện diện ngày càng nhiều của các Tập đoàn, Công ty nước ngoài ở khu vực này, những mâu thuẫn nảy sinh trong xã hội Tây Nguyên (có nguồn gốc từ bức xúc trong quan hệ quản lý tài nguyên) lại càng trở thành nguy cơ tiềm ẩn, dễ bị kích động gây nên những điểm “nóng” về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội đã diễn ra trong những năm gần đây vào tháng 2/2001, tháng 4/2004 và năm 2008. Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu xem xét nghiêm túc khi hoạch định và thực thi chính sách để có được giải pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng mất rừng và hướng tới phục hồi rừng theo hướng phát triển bền vững.
 
Chi tiết tài liệu, vui lòng xem tại đây
Print Bookmark and Share Back