Nhà tài trợ

ICCO
mcknight
CC
BROT

Chi tiết thông tin

Chính sách Giới của CIRUM
Tác giả: CIRUM
Ngày đăng: 6/5/2014
Trang: 2
Người đăng:
Từ khóa:
Tóm tắt:
Trung tâm Tư vấn Quản lý Bền vững Tài nguyên và Phát triển Văn hóa Cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) triển khai các hoạt động phát triển cộng đồng tại cấp làng bản  nhằm tư vấn và hỗ trợ các tổ chức dựa vào cộng đồng, xây dựng và phát triển các mô hình quản lý rừng bền vững và quyền sử dụng đất, cung cấp các dịch vụ nâng cao năng lực cho các cộng đồng dân tộc thiểu số để họ có khả năng trực tiếp tham gia quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển bền vững kinh tế-xã hội, cũng như vận động chính sách tại các cấp. CIRUM làm việc với đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại các vùng miền núi của Việt Nam, những người sống phụ thuộc vào tài nguyên đất, rừng và dễ bị tổn thương trong xã hội Việt Nam.
 
Những áp lực ngày càng gia tăng về xung đột về rừng và đất rừng là thách thức liên tục đối với các nhóm dân tộc thiểu số để họ duy trì sinh kế, sự ổn định và bản sắc văn hóa của họ. Bởi vậy, tất cả các hoạt động hỗ trợ của CIRUM nhằm tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vướng mắc và khó khăn về rừng và đất rừng, đảm bảo quyền lợi của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận, kiểm soát và hưởng lợi từ tài nguyên đất và rừng một cách bền vững và phù hợp với các giá trị, nhu cầu, kiến thức và phong tục của riêng họ.
 
CIRUM tin tưởng rằng tất cả mọi người đều có những phẩm chất và quyền bình đẳng vốn có. Vì vậy, CIRUM làm việc để khẳng định và thúc đẩy quyền, cơ hội và vị thế bình đẳng của đàn ông và phụ nữ. CIRUM hiểu rằng để làm được điều này, các nghiên cứu, hiểu biết về vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của phụ nữ và đàn ông phải được thực hiện, và các kết quả đó cần được lồng ghép trong các chương trình.
 
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Năng lực Phụ nữ Dân tộc (TEW) được thành lập năm 1991 khi nhận thấy phụ nữ dân tộc thiểu số cần sự hỗ trợ liên quan tới quyền sử dụng đất và quản lý, sử dụng rừng. Từ TEW đã phát triển thành ba tổ chức là CIRUM, SPERI và CODE, cùng hoạt động hướng tới hỗ trợ các nhóm dân tộc thiểu số về quyền sử dụng đất và quản lý, sử dụng rừng. Hiện nay, ba tổ chức này đang hoạt động theo liên minh với tên gọi Liên minh Chủ quyền Sinh kế (LISO).  Liên minh này cho phép các tổ chức thành viên chia sẻ nguồn lực để nâng cao hiệu quả chương trình của mỗi tổ chức thành viên.
 
Chính sách giới này được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn của TEW, CIRUM và Liên minh LISO và tạo cơ hội cho các tổ chức thành viên và liên minh tiếp tục làm việc với phụ nữ và đàn ông để thúc đẩy bình đẳng giới trong tổ chức, liên minh và chương trình.
Print Bookmark and Share Back