Nhà tài trợ

ICCO
mcknight
CC
BROT

Chi tiết thông tin

Vai trò của rừng truyền thống đối với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
Tác giả: CIRUM
Ngày đăng:
Trang:
Người đăng:
Từ khóa:
Tóm tắt:
Trước năm 2006, làng Ka Bay định cư ở xã Sa Bình, huyện Sa Thầy; làng Kờ Tol, Kơ Tu, Đăk Yo, Đăk Wớt định cư ở xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà. Ở quê cũ, người dân các làng có cuộc sống ổn định và ấm no. Mọi người dân đều có đủ đất canh tác, có rừng Thiêng để thực hành các văn hoá tâm linh của dân tộc, có rừng nguồn nước sạch phục vụ đầy đủ sinh hoạt hàng ngày và sản xuất. Người dân có đủ lương thực và thực phẩm quanh năm. Tất cả dân làng đều được nương tựa vào rừng. Cuộc sống của người dân bình yên và hạnh phúc, kế sinh nhai được đảm bảo và an toàn, chủ yếu tự cung tự cấp, hầu như không có hộ nào bị đói;

Năm 2006, dự án thủy điện PleiKrong được xây dựng, các làng nêu trên đều thuộc diện tái định cư bắt buộc do toàn bộ đất đai và nhà cửa của làng đã bị ngập trong lòng hồ. Về nơi tái định cư mới, mọi thứ đều mới mẻ, cuộc sống của dân làng bị xáo trộn. Kế sinh nhai không ổn định. Hầu hết các diện tích đất canh tác phục vụ lương thực hàng ngày thì được tạo ra từ việc san lạt những quả đồi, đất đai bạc màu; nhà ở  được xây dựng theo cách của đô thị, thiết kế các nhà sát cạnh nhau, có số nhà, không gian sinh hoạt truyền thống của dân tộc bị xoá sổ - không có vườn rừng, vườn nhà để chăn nuôi, trồng rau… niềm tin bị khủng hoảng, cuộc sống bế tắc. Dân làng sống trên núi rừng nhưng không có rừng, không có đủ đất để canh tác và kế sinh nhai không đảm bảo. Sinh kế chủ yếu của người dân là tìm đất trồng cây Mì (Sắn) và đi làm thuê cho các công ty tư nhân để kiếm ăn hàng ngày..

Năm 2013, CIRUM đã có chương trình tư vấn và hỗ trợ làng Ka Bay đệ trình tới các cấp chính quyền được giao quyền quản lý và bảo vệ hai khu vực rừng gần làng để có rừng nguồn nước làm chỗ dựa cho làng. Kết quả là UBND huyện Sa Thầy đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 30,8 ha rừng nguồn nước cho làng Ka Bay. Trên cơ sở đó, năm 2014, ba làng Đăk Yo, Đăk Wớt, Kơ Tu cũng làm đơn lên các cấp chính quyền địa phương xin được giao đất giao rừng để giữ nguồn nước cho làng. UBND huyện Sa Thầy cũng đã cấp quyền quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng cho các làng. Từ đây, niềm tin và tập quán được bảo vệ rừng của các cộng đồng được khôi phục dần, góp phần ổn định cuộc sống và an ninh trên địa bàn xã.

Chi tiết nội dung, xin mời quý vị tải về tại đây
Print Bookmark and Share Back