Nhà tài trợ

ICCO
mcknight
CC
BROT

Tin tức

Kinh nghiệm của khu vực trong vận động chính sách đất rừng cho người dân tộc thiểu số

  • HAGL có được đồng thuận với các bản dân tộc thiểu số ở Ratanakkiri
     
    Với sự trung gian hỗ trợ của Cơ chế thanh tra giải quyết vấn đề (CAO), 11 cộng đồng dân tộc bản địa ở tỉnh Ratanakkiri và Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã ký kết biên bản đồng thuận, trong đó HAGL đồng ý trả lại một phần diện tích đất dự án phát triển cao su trên các khu vực của gần 20 ngọn núi thiêng, đồng thời cam kết phục hồi lại nguồn nước và cơ sở hạ tầng của cộng đồng bị ảnh hưởng.  
     
     
    Ảnh minh hoạ, nguồn: http://hagl.com.vn/rubber_posts/detailpost/201012181647454745
     
    Đây là kết quả của cuộc vận động lâu dài để bảo vệ lợi ích chính đáng của cộng đồng với sự tư vấn, hỗ trợ của các tổ chức phát triển tại Campuchia. Đáng chú ý là vào năm 2014, hơn 2.000 hộ gia đình gửi đơn phản ánh vấn đề mất đất và tác động của dự án cao su tới IFC (Công ty Tài chính Quốc tế - đơn vị cung cấp một phần vốn cho HAGL thực hiện dự án lấy đất trồng cao su). Sau đó IFC và HAGL đã tổ chức 4 cuộc họp với cộng đồng bị ảnh hưởng để tìm giải pháp cho vấn đề. Có thể tìm hiểu thêm chi tiết sự kiện này qua bài báo (tiếng Anh) của Phnom Penh Post tại đây và chi tiết thoả thuận giữa cộng đồng và HAGL trên trang web của CAO tại đây.
     
    Trong thời gian tới, cộng đồng và các tổ chức hỗ trợ còn tiếp tục theo dõi việc thực hiện các cam kết nêu trên và vận động chính quyền địa phương chính thức công nhận quyền sử dụng đất và các tài nguyên của các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các dự án lấy đất trồng cây công nghiệp quy mô lớn.

Bài viết khác