Nhà tài trợ

ICCO
mcknight
CC
BROT

Tin tức

Bài học kinh nghiệm từ thành công trong góp ý xây dựng Luật lâm nghiệp

  • 1. Tổ chức các cuộc gặp mặt, họp và hợp tác thường xuyên với các nhà hoạch định chính sách để cập nhật thông tin và nắm bắt nhu cầu, quan điểm, định hướng xây dựng luật của họ là việc làm quan trọng để xác định đúng mục tiêu, chiến lược vận động chính sách phù hợp. Tập trung vào nhu cầu của nhà hoạch định chính sách và những người có quyền quyết định cũng là chiến lược quan trọng của trong quá trình góp ý xây dựng chính sách của CIRUM.
    2. Kết nối mạng lưới các chuyên gia cấp trung ương và địa phương cũng có ý nghĩa lớn để chia sẻ thông tin, quan điểm trong quá trình vận động, góp ý chính sách.
    3. Vận động chính sách một cách lặng lẽ, tránh khoa trương cũng là cách tiếp cận thực chất và có hiệu quả đối với các chủ đề nhạy cảm trong bối cảnh chính  trị ở Việt Nam.
    4. Cần có sẵn các chứng cứ ngay từ khi bắt đầu vận động, góp ý để có thể có được các văn bản tư vấn, góp ý, kiến nghị kịp thời và phù hợp với nhu cầu của các nhà hoạch định chính sách. Cần có các mô hình điểm để tạo nền tảng cung cấp các bằng chứng sống động trên thực tế đại diện cho các vùng sinh thái và xã hội khác nhau.
    5. Cần có cán bộ chuyên trách theo dõi thường xuyên, liên tục và chuyên sâu về chủ đề. Cán bộ này cần có kinh nghiệm phân tích chính sách, kỹ năng viết phù hợp với tư duy, ngôn ngữ của các nhà hoạch định chính sách, cùng với một nhóm làm việc có tâm huyết, có trách nhiệm để bảo đảm thành công của việc vận động.
    6. Các cuộc họp, diễn đàn, hội thảo vận động chính sách cần có sự tham gia của các nhóm dân tộc, các cộng đồng có mối quan tâm, có các vấn đề vướng mắc trên thực tiễn và chịu sự tác động của dự thảo luật. Trong trường hợp này các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò hỗ trợ, tư vấn, thúc đẩy, làm cầu nối tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cộng đồng thành văn bản kiến nghị, báo cáo tư vấn, khuyến nghị chính sách.
    7. Cần thiết có cơ chế hỗ trợ tài chính linh hoạt cho việc vận động, góp ý chính sách. Đây là điều kiện tốt để giúp những người vận động chính sách có thể hợp tác có hiệu quả với các nhà hoạch định chính sách khi xuất hiện những yêu cầu mới, những thay đổi, những điều chỉnh của dự án luật.
    8. Mời đại diện phụ nữ dân tộc thiểu số tới điều hành các cuộc họp, các diễn đàn góp ý chính sách các cấp để họ có cơ hội thực hành, tăng thêm tính tự tin khi họ nêu các vấn đề của mình trong các diễn đàn. Tỉ lệ tham gia của phụ nữ và nam giới vào mạng lưới Đất rừng (LandNet) vẫn còn khoảng cách. Phụ nữ có tự tin và thể hiện được sức mạnh tại cấp làng bản nhưng vẫn gặp khó khăn khi đứng trước các diễn đàn lớn, có sự tham gia của các quan chức cấp cao tổ chức tại Hà Nội hoặc các vùng cách xa địa phương của họ.
    9. Các hoạt động có vai trò chủ động của người nông dân đại diện các cộng đồng cũng có ý nghĩa quan trọng để tạo điều kiện cho họ, đặc biệt là phụ nữ có thêm tự tin và sức mạnh trong hành động cũng như nêu các vấn đề từ thực tiễn và góp ý chính sách.

Bài viết khác