Nhà tài trợ

ICCO
mcknight
CC
BROT

Tin tức

Diễn Đàn Học Hỏi: Rừng truyền thống và tầm quan trọng của đất rừng đối với cuộc sống của cộng đồng dân tộc thiểu số

  • Mục đích của Diễn đàn để nâng cao nhận thức về vai trò của cộng đồng và giá trị của luật tục trong quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất rừng cộng đồng (rừng truyền thống) và các vấn đề phát triển cộng đồng. Trên cơ sở đó, các thành viên hiểu hơn về những vấn đề và những thách thức đã và đang diễn ra tại các cộng đồng liên quan đến tài nguyên đất, rừng và cộng đồng dân tộc thiểu số nhằm có được cách hiểu chung và tiếng nói chung góp phần vào quá trình tham vấn sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. 



    Toàn cảnh Diễn dàn/Photo: CIRUM 

     
    Hoạt động này nằm trong chương trình Diễn đàn học hỏi thường kỳ các vấn đề của người Dân tộc thiểu số Việt Nam do tổ chức Danida và Care Đan Mạch tài trợ. 

    Chị Sầm Thị Tiến/Ảnh: CIRUM

    Chị Sầm Thị Tiến, dân tộc Thái đen-Chi hội phụ nữ ở Bản Pang, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã chia sẻ câu chuyện về cuộc sống của người dân sau tái định cư. Một trong những khó khăn là người dân sau khi dời đến chỗ mới để định cư không có rừng tự nhiên (rừng truyền thống) để thực hành những giá trị văn hoá tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, để người dân tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. Chị Tiến kể: “từ khi dời về nơi ở mới thì nhiều người và vật nuôi trong bản bị ốm do không còn rừng để thờ cúng. Sau một thời gian, chúng tôi phải mượn cây Đa to ở trên phần đất của một gia đình để thờ, từ đó con người và vật nuôi mới khỏe mạnh. Chúng tôi yên tâm sản xuất’’. Dù đã chuyển về nơi ở mới, nhưng hàng ngày dân bản vẫn phải thường xuyên vượt 40km về bản cũ, quay lại khu rừng truyền thống để thu hái măng và dược liệu.


    Ông Vi Đình Văn/Ảnh: CIRUM

     
    Ông Vi Đình Văn, dân tộc Thái-điều phối viên MLĐR tại xã Đồng Văn, nêu lên một khó khăn chưa giải quyết được tại địa phương. Đó là là sự xâm lấn đất rừng cộng đồng của nông  trường cao su Quế Phong. “Nông trường cao su trồng cây cao su trên đất rừng cộng đồng đã được giao. Việc trồng độc canh cây cao su không những phá vỡ môi trường sinh thái và còn gây ra những ô nhiễm môi trường. Họ sử dụng thuốc diệt cỏ trên đất rừng đầu nguồn nước, gây bất bình trong cộng đồng.  Cộng đồng đã nhiều lần tổ chức họp và gặp chính quyền địa phương, đại diện lãnh đạo Nông trường để đề nghị chấm dứt và hoàn trả lại sự thiệt hại trên đất của cộng đồng. Chính quyền địa phương cấp huyện và tỉnh cũng đã có các công văn đề nghị Nông trường giải quyết dứt điểm với cộng đồng.  Tuy nhiên, Nông trường đã không tuân thủ”.

    Bà Trần Thị Hòa/ Ảnh: Photo

    Đại diện Trung tâm CIRUM, bà Trần Thị Hòa (Giám đốc CIRUM), nhấn mạnh “rừng và đất rừng là nguồn sống không thể thiếu được đối với đời sống tâm linh và sinh kế của cộng động dân tộc thiểu số (DTTS)”. Tuy nhiên họ đang gặp phải nhiều thách thức trong bảo vệ tài sản đó do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bà Hòa chia sẻ: “Quản lý và bảo vệ rừng dựa vào luật tục rất có hiệu quả, giảm chi phí và bền vững.”
    Thành công trước tiên của Diễn đàn đối với CIRUM là có được sự quan tâm đặc biệt của người dân về luật tục và vai trò của rừng thôn bản trong sinh kế, môi trường và văn hoá của cộng đồng. Một thành viên của Diễn đàn đã chia sẻ “Tôi cảm thấy các chia sẻ ngày hôm nay rất bổ ích cho tôi. Những người sống ở thành phố khó có thể hiểu được mối quan hệ không thể tách rời của cộng đồng DTTS với rừng cộng đồng nếu như họ không được trực tiếp nghe những câu chuyện của người dân. Tôi cảm thấy may mắn vì được tham gia diễn đàn này. Các chia sẻ và các câu chuyện đã truyền cảm hứngng cho tôi. Tôi rất muốn và sẽ hành động bảo vệ giá trị của rừng thôn bản. Từ hôm nay, khi tôi làm, tôi ăn hay tôi mua một loại hàng hóa tôi sẽ có ý thức rằng hành vi của bản thân không gây hại đến rừng cũng như cộng đồng DTTS”.

     

Bài viết khác