Nhà tài trợ

ICCO
mcknight
CC
BROT

Tin tức

Đồng bào dân tộc thiểu số chưa được hưởng lợi nhiều từ rừng

  • (quochoi.vn) Trong buổi làm việc giữa Đoàn Giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội "Về việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2012-2018" với đại diện Lãnh đạo một số bộ ngành diễn ra ngày 28/6, vấn đề làm thế nào để đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng lợi cao nhất từ rừng được các đại biểu trong Đoàn giám sát quan tâm thảo luận. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến, Trưởng đoàn Giám sát chủ trì buổi làm việc.

     

    Toàn cảnh buổi làm việc 

    Địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi là nơi có diện tích rừng bao phủ lớn, người dân bao đời sống dựa vào rừng. Tuy nhiên qua quá trình khảo sát tại các địa phương, các đại biểu trong đoàn giám sát đều băn khoăn về thực trạng những vùng có độ che phủ càng cao thì tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đó càng cao, vì vậy cần đánh giá để làm rõ thêm về kinh phí hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng.

    Chủ tịch Hội đồng Hà Ngọc Chiến, Trưởng Đoàn Giám sát, cho biết qua giám sát các đại phương đều thừa nhận thực trạng này. Mặc dù các cấp ngành đều quyết tâm phải để người dân sống được từ rừng, tuy nhiên qua đi giám sát tại Hà Giang cho thấy mỗi hộ trung bình chỉ được giao chưa đến 2ha diện tích rừng, mỗi năm thu được tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng được mấy trăm nghìn, như thế thì họ không thể sống được từ rừng. Vì vậy, đề nghị Bộ Nông nghiệp cùng nhìn nhận lại vấn đề để có đề xuất giải pháp kiến nghị phù hợp.

    Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn Giám sát Nguyễn Lâm Thành đề nghị đánh giá kỹ về việc thực thi việc phân bổ kinh phí hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng cho cả giai đoạn 2011-2015 và 2016-2018 vì qua thực tiễn giám sát cho thấy rất nhiều nơi không được cấp kinh phí, định mức kinh phí được cấp cũng rất khác nhau giữa các vùng. 1200 tỷ thu được từ dịch vụ bảo vệ môi trường rừng được chi trả như thế nào. Qua giám sát cho thấy hiệu quả của chính sách rất thấp, không có tác động đáng kể đến việc bảo vệ và phát triển rừng.

     

     Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam phát biểu làm rõ momột số vấn đề tạitại buổi làm việc 

    Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng, vì hiện nay các vùng đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là vùng rừng đặc dựng và rừng phòng hộ và không được khai thác do đó rừng được giao khoán không nhiều trong khi đó mức giao khoán hiện tại là 400 nghìn đồng/ ha/ năm là rất thấp, Bộ đang có đề xuất sắp tới sẽ nâng lên 800 nghìn đồng/ ha/ năm. Thứ hai là sắp tới sửa đổi nghị định 01-CP quy định về việc giao khoán đất rừng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ đề xuất để hộ gia đình nhận giao khoán bảo vệ rừng tham gia vào đội bảo vệ rừng chuyên trách, vừa bảo vệ rừng vừa hưởng chính sách thứ ba là đào tạo cán bộ chuyên môn là con em đồng bào dân tộc tại vùng này để vừa đảm bảo thu nhập vừa có công ăn việc làm.

    Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng cho biết Năm 2018 diện tích chi trả là khoảng 6 triệu ha,  số tiền thu được 2930 tỷ, 90% nguồn này hỗ trợ cho các chủ rừng, 10 % còn lại là chi phí quản lý. Số liệu này tính cho tất cả những nơi được cung ứng giao khoán rừng chứ không chỉ riêng vùng đồng bào dân tộc.

     

    Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến phát biểu kết luận nội dung làm việc 

    Kết luận tại buổi làm việc về nội dung này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho rằng cần phải đánh giá lại nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để làm thế nào những nơi có độ che phủ rừng cao, đời sống của người dân sẽ được nâng lên để người dân tập trung vào công tác bảo vệ rừng. Cần đánh giá hiệu quả của chính sách xem thực sự người dân có được hưởng chính sách hay không.

    Ngoài ra các chính sách về tạo đất sản xuất và chính sách trồng rừng thay thế canh tác nương rẫy cũng được các đại biểu quan tâm và đề xuất cần có báo cáo cụ thể hơn về hiệu quả thực hiện. Cần phải đặt người dân là trọng yếu để việc giao đất, giao rừng đạt được hiệu quả, để người dân có thể được hưởng lợi cao nhất từ rừng. Việc bảo vệ rừng không chỉ mang lợi ích về kinh tế mà quan trọng hơn là lợi ích về môi trường và khí hậu, bảo vệ rừng là một trong những việc làm thiết thực để phát triển bền vững đất nước./.

    Phan Xanh - Hồng Dũng

Bài viết khác