Nhà tài trợ

ICCO
mcknight
CC
BROT

Tin tức

Phát triển rừng sau khi được giao - Tạo sinh kế bền vững của anh Hà Văn Châu

  • Trong giai đoạn 2006 - 2007, Trung tâm CIRUM đã tư vấn và hỗ trợ cho xã Bắc Lãng thực hiện chương trình GĐGR và cung cấp cơ sở pháp lý lâu dài (sổ đỏ) cho 09 cộng đồng thôn bản [1] với 2.077,52 ha và 263 hộ gia đình với 3.168,82 ha rừng và đất lâm nghiệp nhằm góp phần thực hiện chủ trương rừng và đất lâm nghiệp có chủ để đưa kinh tế lâm nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã.
    Sau gần 10 năm giao đất giao rừng, nền kinh tế của xã Bắc Lãng đã chuyển hướng nhanh chóng với trọng tâm là kinh tế lâm nghiệp. Người dân đã yên tâm bảo vệ rừng tự nhiên và đầu tư sản xuất các loại cây lâm nghiệp hàng hóa trên cơ sở qui hoạch diện tích đất lâm nghiệp được giao, tạo thu nhập ổn định và bền vững. Bộ mặt của xã Bắc Lãng hoàn toàn đổi mới. Tỷ lệ nghèo đói nghèo giảm từ 90%[2] năm 2005 xuống 77,06% năm 2010, và cuối 2014 đạt con số 50,16%[3] tới năm 2018[4] chỉ còn 29,27%[5] và Kinh tế lâm nghiệp đã trở thành mũi nhọn của xã Bắc Lãng với sự đóng góp của nhiều mô hình kinh tế hộ, trong đó có mô hình kinh tế hộ gia đình Ông Hà Văn Châu dân tộc Tày ở thôn Khe Váp.
    Năm 2007, gia đình ông Hà Văn Châu được giao 24,6 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 5 ha rừng tự nhiên.

    Khu rừng tự nhiên của gia đình Ông Hà Văn Châu
     
    Diện tích 5 ha rừng tự nhiên được gia đình ông Châu thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt để phục hồi và phát triển các loài cây đặc hữu ở đây như Lim xanh, Trám hồng, Trám trắng, Dẻ, Kháo và thu hái các loại nấm lim, nấm chẹo, nhựa trám.
    Trên diện tích 19 ha ta còn lại gia đình ông Châu đã có 500 cây thông nhựa trồng vào giai đoạn trước GĐGR vào năm 2002 và ông tiếp tục trồng thêm để đưa diện tích trồng thông lên 3 ha; Phần đất lâm nghiệp còn lại gia đình Ông Châu không khai thác ồ ạt mà chia ra để khai thác dàn trong một số năm, mỗi năm trồng 4 ha keo hoa vàng để cung cấp cho thị trường tại chỗ. Quan điểm và cách làm của gia đình ông Châu là tận dụng để thu hái tối đa các sản phẩm nhựa trám, nấm lim, nấm chẹo từ rừng tự nhiên sẵn có, kết hợp phát triển sản phẩm cho thu nhập lâu dài là nhựa thông và trồng keo hoa vàng. Mô hình của gia đình ông Châu đa dạng về nguồn thu và đảm bảo tính ổn định lâu dài. Theo chia sẻ của các thành viên trong gia đình ông Châu cho biết hàng năm:
    • Thu nhập từ nhựa trám trắng với khoảng 100 cây thuộc khu vực rừng tự nhiên, mỗi tháng cho thu nhập từ 2-3 triệu đồng[6]. Hiện nay giá nhựa trám vào khoảng 70.000 đồng/kg, cả năm gia đình ông Châu thu về khoảng 24 - 36 triệu đồng. Cây Trám cho nhựa suốt cả 12 tháng trong năm.
    • Thu nhập từ nấm Lim: mỗi năm có thu 2 vụ thu hoạch nấm Lim: vụ thứ nhất từ tháng 4 - tháng 5 và vụ thứ 2 từ tháng 7 đến tháng 8. Mỗi vụ thu hoạch gia đình ông Chau thu về từ 6 triệu – 8 triệu đồng và với giá nấm Lim xanh bán tại chỗ khoảng 800.000 đồng – 1.000.000.000 đồng/kg, cả năm gia đình thu nhập từ 12 – 16 triệu đồng.
    • Thu nhập từ khai thác nấm Chẹo: Nấm chẹo là loại sản phẩm đặc sắc của rừng Bắc Lã[7]. Mỗi năm nấm Lim được thu hoạch 2 vụ: vụ 1 từ tháng 4 - tháng 6 và vụ 2 từ tháng 9 – tháng 10, mỗi vụ cho thu từ 4 – 5 triệu với giá nấm bán ra 1.500.000 đồng/kg khô. Tổng thu từ nấm Lim cả năm là 8 – 10 triệu đồng.
    Tổng thu từ các sản phẩm rừng tự nhiên hàng năm: 44 – 62 triệu đồng.
    • Khu vực trồng keo với cách thức khai thác dàn diện tích đất lâm nghiệp 4ha/năm đã tạo ra lượng sản phẩm liên tục trong 4 chu kỳ sản xuất vừa qua và mỗi chu kỳ thu về khoảng hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh việc trồng keo gia đình Ông Châu còn tự ươm giống keo để trồng và bán cho bà con chung quanh để trồng rừng.
    • Khu vực trồng Thông hiện có khoảng 3 ha, số cây thông cho thu hoạch hiện nay là 1.000 cây, với khả năng cho nhựa 0,3 kg/cây/tháng và tính thời gian cho thu hoạch là 5 tháng/năm gia đình ông Châu hiện đã thu về 1.500 kg/năm. Với giá nhực thông hiện nay trên địa bàn Lạng Sơn 33.000 đồng/kg thì gia đình Ông Châu đã thu về 49,5 triệu đồng/năm. Với mật độ 1.600 cây/ha trên tổng diện tích 3 ha trong những năm tới sẽ tạo nên nguồn thu rất lớn cho gia đình Ông Châu.
    Nấm Lim xanh thu hái từ rừng tự nhiên nhà Ông Hà Văn Châu  Nhựa Trám thu hái từ rừng tự nhiên nhà Ông Hà Văn Châu

    Qua những thông tin đã đề cập ở trên cho thấy, mô hình kinh tế rừng của gia đình ông Hà Văn Châu đã khẳng định hiệu quả không chỉ trong phát triển các loại cây lâm nghiệp như Keo, Thông mà còn tạo ra một hiệu quả kép trong việc vừa khai thác các sản phẩm ngoài gỗ có hiệu quả cao (nhựa Trám, Lim xanh) vừa kết hợp bảo vệ hiệu quả rừng tự nhiên mà gia đình được giao.
    Ngoài cung cấp các sản phẩm từ rừng, diện tích rừng tự nhiên của gia đình Ông Châu còn đóng vai trò giữ và điều tiết nước đầu nguồn cho gần 1/3 diện tích canh tác lúa nước của thôn Khe Váp khoảng 3 ha và góp phần bảo tồn nhiều loại cây lâm nghiệp quý hiếm như Lim xanh, Trám, Kháo và hệ cây thuốc nam quý hiếm khác trên khu vực Bắc Lãng nói riêng và huyện Đình Lập nói chung.
    Mô hình gia đình Ông Châu đã đóng góp rất lớn cho công tác tuyên truyền, vận động người dân quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng có hiệu quả trên địa bàn xã Bắc Lãng nói riêng và huyện Đình Lập nói chung.


    [1] Tập thể thôn/bản
    [2] Theo kết quả đanh giá của Trung tâm CIRUM
    [3] Theo báo cáo của xã: Năm 2010 toàn xã có 215 hộ nghèo/tổng số 279 hộ; Năm 2014 có 154 hộ nghèo/304 tổng số hộ cả xã;
    [4] Tổng số hộ cả xã năm 2018 là 337hộ/1500 khẩu)
    [5] Theo chia sẻ của Bí Thư xã Bắc Lãng Ông Lộc Dương Bảo
    [6] Cứ 2 ngày đi chích cây thông 1 lần và cứ sau 15 ngày sẽ tiến hành thu gom nhựa
    [7] Thương lái người Trung Quốc đã sang tận Bắc Lãng để lấy mẫu nấm và đất đưa về trồng nhưng đã không thành công

Bài viết khác