Nhà tài trợ

ICCO
mcknight
CC
BROT

Tin tức

Thái Lan quyết định dừng dự án nạo vét sông Mê-công

  • Trong chiến lược “Một vành đai - một con đường”, Trung Quốc muốn nạo vét các thác ghềnh trên dòng sông Mê-công để dễ dàng đưa tầu lớn vận chuyển hàng hoá, nguyên liệu, tài nguyên khoáng sản, và có thể cả vũ khí, quân đội đến hạ nguồn. Các nhà bảo vệ môi trường đã cảnh báo nguy cơ tính đa dạng của sông Mê-công (chỉ đứng sau vùng Amazon) sẽ bị huỷ hoại, đồng thời với những đe doạ trực diện lên chủ quyền và an ninh của Thái Lan. Thêm nữa, các đập thuỷ điện lớn trên thượng nguồn đang gây nhiều hệ luỵ sinh kế và môi trường do việc giữ, xả nước đập gây hạn hán và ngập lụt trầm trọng hơn ở Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam.
    Thác ghềnh trên thượng nguồn Chiang Khong. Nguồn: thegtrider.com
    Ngày 4/2/2020, Chính phủ Thái Lan công bố quyết định “dừng dự án” sau khi phía Trung Quốc không thể dàn xếp tiền tiếp tục khảo sát đoạn sông định nạo vét trên biên giới Lào và Thái Lan.
    Chiến thắng này của Chính phủ và Nhân dân Thái Lan phải trải qua bao sóng gió và thử thách gần 20 năm trời, bởi các công ty Trung Quốc đã bỏ tiền nạo vét đoạn sông chảy qua Mymanmar, tiếp tục gây sức ép đối với Thái Lan, và họ không dễ dàng từ bỏ lợi ích. Chính phủ Thái đã từng trì hoãn xem xét dự án hơn 10 năm, nhưng đến cuối năm 2016 lại đồng ý cho công ty China CCCC Second Harbor khảo sát để xây dựng dự án nạo vét sông. Nhiều nhà khoa học, nhà báo, mạng lưới người dân cùng với Nhóm Bảo tồn Chiang Khong đã đưa kiến nghị phản đối dự án đến các cơ quan liên quan, trong đó có Nghị viện và cơ quan An ninh Quốc gia. Ông Niwat Roykaew, đại diện Nhóm Bảo tồn Chiang Khong đã từng bị Tư lệnh quân đội tỉnh Chiang Rai gọi đến, phủ đầu rằng: không ai được nói ngược lại dự án của Chính phủ. Nhưng trong vòng một tiếng đồng hồ, ông Niwat đã thuyết phục thành công mọi người tham dự về việc cần thiết dừng dự án này.
    Với lòng dũng cảm, kiên trì vận động có tình có lý, có bằng chứng rõ ràng, nên cộng đồng người dân và các tổ chức xã hội dân sự đã giúp Chính phủ Thái Lan có được cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra quyết sách đúng.
    Đã có chiến thắng của “Tinh thần Diên Hồng” ở vùng thượng nguồn Mê-công. Còn khi nào thì hạ nguồn mới đáp lời? Điều này phụ thuộc vào hiểu biết, mức độ quan tâm của đông đảo người dân, vai trò của báo chí, các nhà khoa học, các tổ chức xã hội. Hơn hết, các cơ quan lập định chính sách, các nhà quản lý cần sẵn lòng nhìn thẳng, nhận diện sự thật ‘nhân tai, chứ không chỉ là thiên tai/ biến đổi khí hậu’ để lên tiếng và giải quyết vấn đề mực nước sông Mê-công thất thường và và hậu quả xâm nhập mặn hiện nay.

    Xem chi tiết tin tại đây

Bài viết khác