Nhà tài trợ

ICCO
mcknight
CC
BROT

Người Thái ở xã Hạnh Dịch bảo vệ đất rừng cộng đồng bằng trồng cây bản địa

  • Năm 2012 và 2013 với sự hỗ trợ của Liên minh Chủ quyền sinh kế (LISO), Bản Chiếng, Pà Kỉm, Pà Cọ, Pỏm Om và bản Khốm xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An được Giấy CNQSD đất và rừng theo TTLT/07/BNNPTNT-BTNMT với tổng diện tích 613.66 ha. Tuy nhiên, sau đó Nông trường cao su Quế Phong đã cho công nhân vào san ủi, trồng cây cao su tại những phần diện tích này của các bản. Mặc dù cộng đồng, chính quyền Xã, Huyện đã vào cuộc yêu cầu chấm dứt hành vi lấn chiếm và đền bù những thiệt hại gây ra nhưng Nông trường vẫn tiếp tục vi phạm. Trong những nỗ lực của cộng đồng, ngày 17/4/2014 vừa qua toàn bộ các cộng đồng đã được giao đất đã tổ chức chiến dịch trồng cây bản địa (3.000 cây Dầu Trẩu và Xoan), chôn bổ sung, đánh dấu thêm 23 cột mốc tại vị trí giáp ranh với phần đất của xã Tiền Phong nơi Nông trường đang tiến hành san ủi, trồng cao su. Ở những vị trí đất rừng đã san ủi lấn chiếm sang đất rừng của các bản trước mắt sẽ tiến hành trồng cây mùa vụ như Lúa, Ngô và sau này sẽ trồng cây bản địa. Sau đây là một số ảnh minh họa cho những nỗ lực trên.

    Hình 1: Những diện tích đất trồng cây cao su của Nông trường Cao Su Quế Phong lấn chiếm vào vùng đất và rừng đã được giao cho các cộng đồng người Thái ở xã Hạnh Dịch quản lý (LISO, 2014).
     
    Hình 2 & 3: Người dân các thôn bản đang trồng cây trẩu, xoan và chôn lại cột mốc tại các vị trí ranh giới giáp với vùng trồng Cao Su của Nông trường Cao Su Quế Phong (LISO, 2014).
     
    Hình 4&5: Phụ nữ người Thái tại các thôn bản đang tìm kiếm các cây Trẩu và Xoan để đem trồng tại các vùng giáp ranh với khu vực trồng Cao Su của Nông trường Cao Su Quế Phong (LISO, 2014).
     

Bài viết khác